Nhà Sách Tiến Thọ

50+ tác phẩm văn học nổi tiếng Việt Nam bạn nên đọc 

Trong nền văn học Việt Nam có rất nhiều các tác phẩm văn học nổi tiếng không chỉ có giá trị nhân văn cao cả mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc.Sau đây là những tác phẩm văn học nổi tiếng nên đọc ít nhất một lần trong đời.

Mua ngay: sách văn học

1. Truyện Kiều - Nguyễn Du

“Truyện Kiều” thắm đượm tình nhân đạo, phản ánh lên hiện thực xã hội xưa cũ. Tác phẩm đã bóc trần sự thật về xã hội xưa với những con người vì đồng tiền mà mất nhân tính, sẵn sàng dẫm đạp lên nhau mà sống.

Truyện Kiều - Nguyễn Du

Nội dung của tác phẩm kể về một gia đình sống trong đời Minh của đất nước Trung Quốc. Trong đó, gia đình Vương Viên ngoại có ba người con gồm: Vương Thúy Kiều, Vương Thúy Vân, Vương Quan. Hai cô con gái đều có tài sắc vẹn toàn, công dung ngôn hạnh, lại có tài cầm, kỳ, thi, họa,.. 

Đặc biệt cô chị Thúy Kiều có tài năng nổi bật và dung mạo tuyệt trần. Trong một lần gia đình gặp nạn, Thúy Kiều buộc phải bán thân chuộc cha, bắt đầu kiếp truân chuyên của một hồng nhan bạc mệnh...

Có thể nói, “Truyện Kiều” là đỉnh cao của ngôn từ, là sự kết hợp giữa nhạc và họa, phim và ảnh. Đây chắc chắn là một tác phẩm mà đến giờ ta vẫn không thể phủ nhận được ánh sáng của nó.

Xem thêm: sách lịch sử - khoa học - địa lí

2. Chí Phèo - Nam Cao

Cái hay của tác phẩm “Chí Phèo” đó chính là nghệ thuật “thoát ra từ kiếp lầm than”. Bằng khả năng tài tình của mình, Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật Chí Phèo bị chèn ép, bị dồn vào đường cùng để rồi cuối cùng đánh mất đi chính bản thân, mất đi bản chất thiện lương vốn có. 

Cùng với đó, tác phẩm tái hiện đầy rẫy nhưng bi kịch, bi kịch tình yêu, bi kịch số phận của những người thấp cổ bé họng. Khát vọng muốn hoàn lương của Chí Phèo đã kết thúc bằng một cái chết quằn quại.

Chí Phèo - Nam Cao

Tác phẩm như một bản án đanh thép tố cáo xã hội tàn ác, đẩy những con người thấp cổ bé họng đến bờ vực thẳm. Họ bị tước nhân quyền, để rồi trở thành những con quỷ dữ dù họ đã khao khát được sống, được hoàn lương.

3. Tắt Đèn - Ngô Tất Tố

“Tắt Đèn” là bức tranh hiện thực tàn khốc nhất nhưng cũng chân thật nhất. Trước bối cảnh của năm 1945, thực dân Pháp đô hộ, quẩn quanh với những đồng thuế vô lý, con người phải oằn mình trong cơm áo gạo tiền. Chưa bao giờ tính mạng con người lại trở nên rẻ rúng đến vậy.

Nhân vật Chị Dậu - một người phụ nữ đầy mạnh mẽ nhưng bị dồn ép tới đường cùng. Gánh nặng, lo toan đè nặng lên vai người phụ nữ, xung quanh gia đình chị chỉ toàn bóng tối, tối đen như mực. 

Tắt Đèn - Ngô Tất Tố

Sự bế tắc dồn con người tới đường cùng, sự bất lực trước sự tha hóa của lòng người. “Tắt Đèn” thực sự là một tác phẩm văn học Việt Nam đỉnh cao mà chúng ta ai cũng nên đọc và cảm nhận.

4. Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng

“Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng chính là tác phẩm trào phúng xuất sắc vạch trần xã hội xưa cũ với nhiều nét giả tạo, nực cười. Ở đó, chỉ có chỗ cho lợi ích, có sự hưởng lạc mà thiếu đi tính nhân văn, tình người. Đọc mỗi câu chuyện trong tác phẩm, bạn chắc rằng sẽ có những phút giây bật cười thật to nhưng sau đó lại thấy có chút gì đó cay đắng, chua chát và xót xa cho từng nhân vật trong đó, dù là người thắng hay kẻ thua…

Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng

Ngoài 3+ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam được giới thiệu trên đây, bạn đọc có thể tìm đọc 100 tác phẩm văn học kinh điển thế giới để có cái nhìn đa chiều hơn về văn học đa quốc gia và hiểu hơn về văn hóa thời đại của họ. Chẳng hạn có thể kể đến như:  Romeo và Juliet, Những Người Khốn Khổ, Thép Đã Tôi Thế Đấy, Ông Già Và Biển Cả, Không Gia Đình, Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai,...

Nếu bạn có nhu cầu tìm mua các tác phẩm văn học nổi tiếng trên thì đừng quên ghé qua Tiến Thọ Books - Chuỗi nhà sách Hà Nội. Đây chắc chắn là địa điểm đáng cân nhắc cho bạn để chọn mua sách uy tín, chính hãng mà giá tốt nữa đấy!

Xem thêm: Những cuốn sách văn học hay dành cho học sinh cấp 2

Bạn đang xem: 50+ tác phẩm văn học nổi tiếng Việt Nam bạn nên đọc 
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 1800 4819
x